Những người sành uống sẽ luôn nhận ra sự tách biệt rõ ràng giữa bia thủ công và các dòng bia thương mại khác. Bài viết này sẽ cung cấp tất tần tật những gì bạn cần biết về bia thủ công.
1. Bia thủ công / bia craft là gì?

Bia thủ công, hay còn gọi là craft beer, là loại bia được sản xuất bằng phương pháp truyền thống với sự chú trọng vào chất lượng, hương vị và sự sáng tạo. Khác với bia công nghiệp, bia thủ công thường được làm theo quy trình nhỏ lẻ và không bị phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất quy mô lớn. Điều này giúp cho loại bia thời thượng này có thể mang lại những hương vị độc đáo, sáng tạo và khác biệt. Những người sành uống sẽ luôn nhận ra sự tách biệt rõ ràng giữa bia thủ công và các dòng bia thương mại khác. Sự ra đời của loại bia này đã góp phần làm đa dạng của các loại thức uống giải khát lúc bấy giờ. Hơn thế, sự lan rộng của phong cách thưởng thức bia thủ công đã trở thành một phần của văn hóa ẩm thực.
2. Đặc trưng của bia thủ công – bia craft là gì?

Bia thủ công thường có những đặc trưng nổi bật so với bia công nghiệp như sau:
Hương vị độc đáo:
Dấu ấn của từng loại bia thủ công ngoài thiết kế bao bì, màu sắc thì chính là hương vị. So sánh bia thủ công và bia công nghiệp cũng giống như bữa cơm mẹ nấu và hộp cơm trong cửa hàng tiện lợi: Sự kết hợp giữa các nguyên liệu đặc biệt như hoa bia, malt (mạch nha), trái cây, gia vị và thảo mộc tạo ra những hương vị phong phú và đa dạng, khác với sự “công thức” và đơn điệu của hương vị bia công nghiệp.
Chất lượng cao:
Loại bia đặc biệt này thường sử dụng nguyên liệu chất lượng cao và không chứa phụ gia, chất bảo quản hay phẩm màu nhân tạo. Tầng tầng lớp lớp hương vị từ chạm nhẹ vào đầu lưỡi đến lan tỏa trong khoang miệng đều đến từ quá trình sản xuất đòi kỹ thuật cao cùng nguyên liệu thượng hạng.
Sự sáng tạo:
Các nhà sản xuất bia thủ công thường xuyên thử nghiệm với các công thức mới và phương pháp chế biến độc đáo, mang đến sự mới mẻ cho người thưởng thức như bia cóc, bia xoài, bia đông trùng hạ thảo.
3. Thương hiệu và câu chuyện của bia thủ công / bia craft
Mỗi thương hiệu bia thủ công đều có câu chuyện riêng, phản ánh sự đam mê và sáng tạo của người sáng lập. Nếu Pasteur Street Brewing kết hợp kỹ thuật làm bia của Mỹ với nguyên liệu Việt Nam, thì Belgo Belgian Craft Beer để lại ấn tượng bằng việc mang đến hương vị bia đặc trưng của Bỉ với sự kết hợp giữa phong cách cổ điển và sáng tạo.
Vậy còn Bia Thủ Công Cậu Hai thì sao?
Bắt đầu từ ý tưởng tạo nên những dòng bia thủ công ngon dành riêng cho người Việt, việc sử dụng nguyên liệu nông sản quê hương đã trở thành kim chỉ nam trong mọi sáng tạo của Cậu Hai.
Những loại nông sản sạch tại vườn như xoài, cóc, thảo mộc đông trùng hạ thảo được Cậu Hai chọn lọc và đưa vào quá trình nấu bia để tạo ra hương vị vừa gần gũi mà vừa phá cách.
– MỘC MẠC trong ngoại hình và tên gọi, như chính con người miền Tây thân thương.
– NGUYÊN CHẤT với nguyên liệu 100% tự nhiên đại mạch, hoa bia tươi, cùng trái cây & thảo mộc Việt tuyển chọn.
– TRỌN HƯƠNG VỊ bởi quá trình ủ nấu bia được kiểm soát tỉ mỉ, công thức đơn giản – thành phần thật, không chất phụ gia.
4. Cách thưởng thức bia thủ công – bia craft
Bia thủ công không dành cho người “ăn vội, uống vội”. Thưởng thức bia thủ công là một nghệ thuật, bạn cũng có thể trở thành một người nghệ sĩ nếu “nằm lòng” những bí kíp sau:

Chọn đúng loại bia:
Mỗi loại bia thủ công có hương vị và đặc tính riêng. Bạn có thể thử nhiều loại khác nhau để tìm ra loại bia phù hợp với sở thích cá nhân. Chẳng hạn, bia Dzàng Dzui Dzẻ có vị truyền thống, những ai e ngại vị đắng của bia Đức sẽ cảm thấy vị giác của mình được nâng niu khi thưởng thức dòng bia này của Bia Thủ Công Cậu Hai. Còn bia Cóc Tới Nóc dành cho những thực khách đang kiếm tìm một trải nghiệm mới lạ trên hành trình ẩm thực của mình.
Hãy uống bia bằng ly:
Nếu bia lon mang lại cho bạn sự tiện lợi, bia chai cùng tiếng khui nắp vui tai, mang tới một hương vị tròn đầy, nguyên vẹn và thú vị thì việc uống bia bằng ly sẽ đem lại một trải nghiệm bao hàm nhất cho bia thủ công. Một chiếc ly đẹp sẽ vừa giúp tăng tính thẩm mỹ, lại giúp tôn lên hương vị và mùi thơm của bia.

Trước khi uống, bạn hãy quan sát màu của bia: Độ đậm của sắc bia tỷ lệ thuận với độ đậm trong hương vị. Sau đó, bạn hãy lắc nhẹ ly bia, đưa lên mũi, hít một hơi thật sâu để cảm nhận được hương vị của lúa mạch, men bia, hoa bia và những hương vị khác mà người thợ đã dày công nghiên cứu để đưa vào công thức sáng tạo của mình. Như dòng bia Hắc Công Tử của Cậu Hai, ngoài mùi thơm của bia, thực khách sẽ cảm nhận được mùi cà phê và socola.
Tiếp theo, bạn hãy uống bia thành hớp lớn, như một ly bia bình thường của Cậu Hai thường được chia thành 3 hớp là trọn vẹn nhất. Hãy giữ dòng bia trong miệng vài giây để cảm nhận hương vị của bia rõ hơn. Chú ý cảm nhận xem hương vị ban đầu như thế nào và sẽ thay đổi ra sao sau vài giây. Cảm giác khi uống bia có thể thay đổi theo từng giai đoạn, mang lại một trải nghiệm phong phú và đa dạng cho người thưởng thức: Khi bia chạm vào đầu lưỡi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ, đặc biệt nếu đó là loại bia có thành phần trái cây hoặc đường mạch nha. Bia lạnh sẽ tạo ra cảm giác tươi mát, sảng khoái khi bia lan tỏa khắp vòm miệng.Khi bia lan tỏa khắp lưỡi, bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được các hương vị phức tạp hơn. Những hương vị này có thể bao gồm vị đắng nhẹ của hoa bia, vị chua từ quá trình lên men, và các hương vị đặc trưng khác như caramel, socola, hoặc hương vị trái cây.Cảm giác của bia trong miệng cũng rất quan trọng. Một số loại bia có kết cấu mượt mà và sánh, trong khi các loại khác có thể nhẹ nhàng hơn. Sau khi nuốt, hậu vị đắng của hoa bia thường lưu lại ở cuống họng. Ngoài ra, hậu vị còn có thể có hương vị của cam chanh, thảo mộc. Một số loại bia có hậu vị kéo dài, để lại một cảm giác dễ chịu và muốn thưởng thức thêm. Những thay đổi về cảm giác khi uống bia là một phần trong trải nghiệm thưởng thức bia thủ công, giúp người uống khám phá và tận hưởng từng ngụm bia một cách trọn vẹn nhất.
Cuối cùng, để tận hưởng trọn vẹn hương vị đa tầng của loại bia này, hãy “trăm phần trăm” uống hết ly bia hiện tại trước khi rót thêm loại khác. Nếu chuyển sang một loại bia mới quá nhanh, hậu vị của loại bia trước đó có thể làm giảm khả năng cảm nhận hương vị của loại bia tiếp theo. Hãy học theo các chuyên gia ẩm thực, uống một ít nước trước khi đổi qua loại bia thủ công khác để thưởng thức hương vị một cách chính xác và nguyên bản nhất.
Chú ý tới nhiệt độ:
“Ngon hơn khi uống lạnh” chính là cụm từ miêu tả chính xác về điều này. Bia nên lạnh ngay từ ly, việc làm lạnh ly thủy tinh sẽ giúp giữ được đồ uống có độ tươi mát lâu hơn. Không những thế, sau khi làm lạnh, hơi mát sẽ bao phủ trên bề mặt ly nhờ đó mà tăng thêm tính thẩm mỹ giúp nhà hàng ghi điểm trong mắt thực khách.
Bia ướp lạnh giữ được nhiều bọt hơn do carbon dioxide (CO2) tạo ra so với bia thường. Một ly bia lạnh sẽ tạo cảm giác thú vị và sảng khoái cho người uống.
Thêm đá nên là phương án cuối để giữ lạnh cho bia, tuy nhiên thêm đá là việc khó tránh khỏi, nhất là với thời tiết nóng nực của TP HCM. Bạn chỉ nên thêm đá vừa đủ, không nên thêm quá nhiều để tránh làm loãng hương vị bia.
Kết hợp với đồ ăn:
Bia ngon phải đi với mồi bén, bia thủ công cũng không ngoại lệ, thức bia này thường đi kèm với các món ăn đặc biệt, thường là các món có vị cay, mặn và béo. Đó là lý do vì sao bạn thấy thường nhà hàng bia sẽ đi kèm với những món như món nướng, hamburger, khoai tây chiên, vì những món này làm bia dễ uống hơn.

Lý do thứ nhất, khi chúng ta tiêu thụ natri clorua, vị mặn đến từ muối giúp điều hòa vị giác, khiến cho việc cảm nhận cái ngon của bia trở nên dễ dàng và mượt mà hơn. Hãy hít một làn hương bia thật sâu rồi nhấp một ngụm sinh tố đại mạch. Rồi bạn thử ăn một nắm đậu phộng xóc tỏi ớt và thẩm lại một ngụm bia để so sánh. Bạn sẽ cảm thấy ngay ngụm bia sau mượt mà và dễ uống hơn nhiều lắm.
Lý do thứ hai, bia làm cho đồ ăn nhẹ ngon hơn. Bia làm tăng hương vị của muối và chất béo trên những gai vị giác, làm cho bát đậu phộng xóc tỏi ớt (quán Cậu Hai gọi món này là “Khoái lạc trần gian”) bình thường ngon hơn hẳn khi nhấm nháp bia. Đây cũng là lý do tại sao khi uống bia bạn thường thèm khoai tây chiên hơn salad.
Bia Dzàng Dzui Dzẻ là vị dễ uống nhất của quán Cậu Hai nên có thể kết hợp với tất cả các món trong menu. Nếu bạn chuộng bia đen – bia Hắc Công Tử thì hãy thử order các món đậm đà từ như thịt đỏ và phô mai, đảm bảo ngon miệng! Còn bia Cóc Tới Nóc và Xoài Xao Xuyến thuộc dòng bia Pale Ale, Cậu Hai gợi ý hãy gọi hai món cay và mặn vô cùng đắt khách của tiệm: Lườn cá hồi nướng muối ớt và Ba rọi nướng muối sả khi “thẩm” hai vị bia này để trải nghiệm vị giác được trọn vẹn nhất.
5. Quy trình sản xuất bia thủ công
Quy trình sản xuất bia thủ công bao gồm các bước cơ bản sau:
Tuyển chọn nguyên liệu:
Việc tuyển chọn nguyên liệu tươi tốt, chất lượng luôn là yếu tố tiên quyết đầu tiên khi bạn bắt đầu vào quy trình sản xuất. Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự đặc biệt không thể thay thế của bia thủ công, chính là chất lượng nguyên liệu: tự nhiên và thượng hạng.
Sơ chế nguyên liệu
Nguyên liệu chính để sản xuất bia là mạch nha, thường được sản xuất bằng cách ngâm hạt lúa mì trong nước. Sau đó chuyển sang ủ ẩm để kích hoạt quá trình mầm mọc. Mầm được tạo ra trong quá trình này sẽ được sấy khô và nghiền thành bột malt. Tiếp theo, hoa bia được đem tán hoặc sấy khô để giải phóng hương thơm và vị đắng tự nhiên của chúng. Sau đó, bột malt được pha trộn với nước ở nhiệt độ khoảng 65-67 độ C, để tạo ra một hỗn hợp đậm đặc được gọi là bột lên men.

Nấu bia
Bột lên men được đun sôi trong một nồi lớn trong khoảng 1-2 giờ, giúp tách các đường béo và đường tinh khiết từ bột malt. Sau đó, bột lên men được lọc ra để loại bỏ cặn bã. Tiếp theo là ủ bia, men bia ở dạng khô hoặc lỏng được thêm vào bia, cùng với một số loại ngũ cốc khác như lúa mạch, để kích hoạt quá trình lên men. Hỗn hợp này được truyền vào một thùng để sục khí và cho men phát triển. Việc sục khí giúp tăng độ sủi bọt của bia, tạo ra vị tươi mát và dễ uống. Trong quá trình sục khí, khí CO2 được thổi vào bia để tạo ra áp suất và đẩy bia từ thùng lên các ống dẫn đến bồn chưng cất. Thời gian sục khí thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày và phụ thuộc vào loại bia và phương pháp sản xuất. Sau khi sục khí, bia được chuyển sang thùng lên men thứ hai để cho men tiếp tục phát triển và cho bia thêm hương vị đặc trưng.

Lọc bia và đóng chai
Trong quy trình nấu bia thủ công, lọc bia được thực hiện sau khi bia đã được ủ một thời gian nhất định và đạt độ tinh khiết mong muốn. Bia được lưu trữ ở nhiệt độ thấp trong một khoảng thời gian để phát triển thêm hương vị. Cuối cùng, bia được đóng chai hoặc lon và đóng gói để bảo quản và vận chuyển.

6. Điểm khác biệt giữa bia thủ công, bia thương mại và nước ép trái cây lên men
– Bia thủ công: Được sản xuất theo quy trình thủ công, với sự chú trọng vào chất lượng và sáng tạo. Bia thủ công có hương vị đa dạng, phức tạp, có tính cá nhân hóa và nguyên liệu cao cấp.
– Bia thương mại: Sản xuất quy mô lớn với công nghệ hiện đại, thường có hương vị đồng nhất và ít đổi mới. Sử dụng các phụ gia và chất bảo quản.
– Nước ép trái cây lên men: Là đồ uống được lên men từ nước ép trái cây, có thể có hương vị tương tự bia nhưng không phải bia thực sự do không có men bia. Thức uống này thường có mức độ cồn thấp hơn và ít hương vị đa tầng như bia thủ công vì nước ép trái cây lên men là loại đồ uống được sản xuất hàng loạt.
7. Lịch sử phát triển của bia craft là gì?
Bia thủ công có lịch sử lâu dài, bắt nguồn từ các phương pháp sản xuất bia truyền thống ở châu Âu. Tại Mỹ, phong trào bia thủ công bắt đầu từ những năm 1970, khi các nhà sáng lập muốn mang lại sự đa dạng và chất lượng cho ngành bia. Trong những năm gần đây, bia thủ công đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng toàn cầu, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu mới và sự gia tăng của các quán bia thủ công.
Tại Việt Nam, bia thủ công nổi lên như một trào lưu vào những năm 2015-2016. Bia thủ công giờ đây không chỉ đơn thuần là một xu hướng với hương vị mới mà còn là một phong cách sống, một sự thưởng thức mới lạ cho giới sành uống Việt Nam. Loại bia này không những để giải khát mà là thức uống cho những cuộc trò chuyện tâm tình với ly bia làm tâm điểm. Người sử dụng bia thủ công thường là nhân viên văn phòng, những người có thu nhập cao và giới thượng lưu. Tuy vậy, nhà sáng lập của Bia Cậu Hai mong muốn rằng ai cũng có thể thưởng thức dòng bia này, nên đã nấu những mẻ bia chất lượng và “đóng gói” thành sản phẩm với giá chỉ từ 25k/ly.
8. Văn hóa uống bia thủ công
Văn hóa uống bia thủ công thường gắn liền với sự yêu thích sự sáng tạo và chất lượng. Người tiêu dùng bia thủ công thường là những người sành bia, yêu thích khám phá và trải nghiệm các hương vị mới. Các quán bia thủ công thường tạo ra một không gian thân thiện và cộng đồng, nơi mọi người có thể trò chuyện, chia sẻ và thưởng thức bia trong một bầu không khí thoải mái.

9. Các quán bia thủ công nổi bật
Top 10 quán bia thủ công đặc sản Sài Thành:
- Bia Thủ Công Cậu Hai
- East West Brewing
- Pasteur Street Brewery
- BiaCraft Artisan Ales
- Heart of Darkness Craft Brewery
- Belgo Belgian Craft Beer
- The BEM Saigon – Craft Beer & Food
- Rehab Station – Social Craft Beer Hub
- Nông Trại Khoai
- Làm Tí – Food & Beer
Bạn có thể đọc review chi tiết ở bài viết này: Các quán bia craft ở Sài Gòn được yêu thích nhất 2024
10. Tổng kết
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có một cái nhìn tổng thể nhất về bia craft. Đây không chỉ là một loại đồ uống, mà còn là một phần của văn hóa ẩm thực toàn cầu. Với sự chú trọng vào chất lượng, sáng tạo và trải nghiệm, bia thủ công mang đến một thế giới hương vị phong phú và đa dạng. Dù bạn là người yêu thích khám phá hay chỉ đơn giản là muốn thưởng thức một ly bia ngon, bia thủ công chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn với sự sáng tạo và chất lượng của nó.